TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA - Hotline: 090 264 1618

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế?

Đây là những lợi ích hiển nhiên của việc xem bóng đá mà chúng ta lại thường quên mất.

Mỗi mùa bóng lăn, thế giới về cơ bản lại chia làm 2 phe. Một phe là những người chưa bao giờ xem bóng đá, không hiểu môn ấy có gì hay mà cứ phải gào lên như thế! Phần còn lại của thế giới thì vẫn... tiếp tục say mê mà chẳng cần lí do, chỉ biết là coi rất "đã"!
May mắn thay, bằng cái đầu lạnh, khoa học đã nhìn thấu các lợi ích tuyệt vời của việc xem bóng đá - dù bạn ở phe nào thì đều có thể tham khảo.

Khi bạn ủng hộ một đội bóng hết mình, đó không chỉ là tinh thần thể thao...

Mà hơn thế, việc ủng hộ nhiệt tình một đội bóng sẽ góp phần xây dựng nên các mối quan hệ, kết nối những người cùng đam mê với nhau.

Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 1.
Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 1.
Họ yêu nhau nhờ cùng yêu bóng đá?
Giáo sư Daniel Wann đến từ Đại học Murray State (Mỹ) - nhà tiên phong trong môn tâm lí thể thao cho rằng, khi người ta càng cuồng nhiệt với một đội bóng thì sức khỏe tinh thần cũng khá lên.
Dựa trên nhiều khảo sát với các fan thể thao trong vòng 2 thập kỉ ở Mỹ, giáo sư Wann nghĩ, ta có thể chia họ thành 2 nhóm khác nhau dựa trên mức độ đam mê:
- Nhóm fan "cứng" (highly identified): những người không bỏ sót bất kì trận đấu quan trọng nào.
- Nhóm fan "qua đường" (weakly identified): theo dõi các đội chơi với thái độ ung dung, trung lập hơn.

Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 2.
Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 2.
Một kỳ bóng đá luôn đi qua đủ mọi cung bậc cảm xúc
So sánh 2 nhóm trên, giáo sư Wann dễ nhận thấy nhóm fan cứng có sự kết nối, tương tác với nhau rất mạnh mẽ. Từ đó hình thành sự gắn bó bền chặt với bạn bè trong fandom (cộng đồng những người hâm mộ).
Tình bạn này rất đặc biệt. Một khi đã hình thành, nó sẽ đóng vai trò quan trọng và tích cực trong đời sống của những người hâm mộ.
Ví dụ như họ sẽ cùng nhau mặc đồng phục cổ vũ, trao đổi hàng ngày về các hoạt động của đội bóng, kéo nhau đến sân vận động hay quảng trường, cùng nhau hò hét, chia sẻ niềm hạnh phúc và cả nỗi thất vọng, nuối tiếc...
Trong một môi trường như thế, sự kết nối là rất cao - điều không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm thấy trong cuộc sống thường ngày.

Và "hạnh phúc trào dâng" là khi ủng hộ đội tuyển quốc gia

Nếu như việc ủng hộ một đội bóng đã giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, được kết nối với những người anh em bằng hữu, thì ủng hộ đội tuyển quốc gia còn là cái gì đó to lớn hơn, thậm chí vượt cả tinh thần thể thao. Đó chính là tinh thần dân tộc.
Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 3.
Bởi vì, đội tuyển quốc gia chỉ chơi trong những dịp đặc biệt như giải châu lục, hay World Cup 4 năm mới có một lần, và diễn ra trong một thời gian khá ngắn.
Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, các cầu thủ chơi cho các câu lạc bộ khác nhau sẽ cùng tụ họp dưới cùng màu cờ sắc áo của đất nước.
Và fan của họ cũng vậy, tạm thời gác lại hết những so kè dai dẳng để cùng sát cánh bên đội tuyển quốc gia. Vậy là, tinh thần dân tộc đã nảy sinh, giúp các fan đoàn kết và cuồng nhiệt hơn.
Đối với những người sống xa nhà, World Cup lại là dịp rất hay để họ kết nối với đồng hương. 
Ví dụ như ông Alex Paz, người đã dọn nhà từ Tây Ban Nha sang Mỹ được 15 năm. Dù vậy, chưa bao giờ Alex bỏ lỡ các trận bóng từ đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha.
"Tôi cảm thấy tinh thần Tây Ban Nha dâng cao hơn bao giờ hết khi tôi xem bóng đá", ông nói. Suốt 90 phút của trận bóng, Alex cảm thấy như mình đang trở về quê nhà.
Xung quanh như phủ đầy màu đỏ của đội bóng xứ bò tót, lại còn có những cô gái vẽ lá cờ với 2 màu "máu và vàng" của Tây Ban Nha lên gò má.
Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 4.
Hay một ví dụ khác gần gũi hơn, chính là rất đông du học sinh ở Trung Quốc đã kéo nhau đến ủng hộ U23 Việt Nam trong mùa đông vừa qua ở Thường Châu!
Trong quyển sách "How Soccer Explains The World", tác giả Franklin Foer cũng cho rằng, tinh thần dân tộc gợi lên từ cộng đồng người hâm mộ sẽ đóng vai trò tích cực đối với xã hội. Ông nói: "Bản năng của con người là luôn muốn thuộc về một nhóm nhất định. Đó là một bản năng tất yếu.
Ngày xưa, con người muốn thuộc về một bộ lạc hay gia đình. Ngày nay, chúng ta - nhất là những người xa quê - vẫn luôn muốn tìm thấy sự thân thuộc nơi đồng bào của mình".

Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 5.
Khoa học vào cuộc: xem bóng đá có gì hay mà nhiều người lại cuồng say đến thế? - Ảnh 5.
Hơn nữa, khi người hâm mộ tụ họp với nhau ở quảng trường, quán xá, đường phố để ủng hộ cho đội tuyển quốc gia, sự gắn kết giữa họ đã tạo nên bầu không khí lễ hội rất độc đáo, thu hút các fan trung lập khác cùng dõi theo trái bóng lăn.

Tạm kết

Vậy là chúng ta có thể điểm lại các lợi ích của việc xem bóng đá như: gợi lên tinh thần thể thao, gắn kết với những người cùng đam mê, và đôi khi còn có tinh thần dân tộc khi xem đội tuyển quốc gia thi đấu. Ngoài ra, không khí lễ hội tưng bừng cũng là yếu tố không thể nào bỏ qua.
Nguồn: The Atlantic

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618