TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA - Hotline: 090 264 1618

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Hướng dẫn kỹ thuật dẫn bóng

Kỹ thuật dẫn bóng.

Mục Tiêu: Trang bị cho người học mục đích ý nghĩa , kết cấu và các yếu lĩnh của kỹ thuật dẫn bóng cùng với động tác vận dụng khi dẫn bóng như chặt bóng, hất bóng, kéo bóng… phương pháp giảng dạy các lỗi sai thường mắc, cách khắc phục những sai lầm đó và nắm được bài tập cơ bản khi luyện tập.

Tóm tắt: Gồm các kỹ thuật dẫn bóng:
Dẫn bóng bằng lòng bàn chân
Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân
Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân
Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân
Các kỹ thuật vận dụng trong kỹ thuật dẫn bóng gồm có
Hất bóng, chặt bóng, kéo bóng, dứt bóng, gạt bóng, dùng cơ thể để yểm hộ qua người
Vận dụng các kỹ thuật dẫn bóng vượt qua sự phòng thủ của đối phương
Dùng tốc độ cao để vượt qua đối phương
Dùng biến tốc
Dẫn bóng luồn qua giữa hai chân đối phương
Dẫn bóng bằng vượt qua một bên người
Qua người bằng động tác giả

Mục đích và ý nghĩa của kỹ thuật dẫn bóng:

Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, vì vậy vận động viên dành được vị trí khống chế bóng phải đưa ra những biện pháp hợp lý để kịp thời tìm cơ hội phối hợp tấn công với đồng đội hoặc tự mình đột phá vượt qua hàng phòng ngự của đối phương tạo ra những cơ hội tốt để sút, chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn.
Trong hoàn cảnh như vậy việc vận dụng kỹ thuật dẫn bóng rất cần thiết và là biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết trong thi đấu.

Khái niệm về kỹ thuật dẫn bóng:
Theo nghĩa hẹp, kỹ thuật dẫn bóng là phương pháp dẫn bóng tức là dùng một bộ phận nào đó của cơ thể để tiếp xúc bóng khiến trái bóng chịu sự điều khiển của người dẫn bóng.
Theo nghĩa rộng, kỹ thuật dẫn bóng là phương pháp không chỉ hất trái bóng theo sự điều khiển của con người mà còn phải vượt qua sự truy cản (cản phá của đối phương).

Kết cấu của kỹ thuật dẫn bóng:
Lựa chọn phương pháp dẫn bóng: Đây là giai đoạn đòi hỏi người dẫn bóng phải có tầm quan sát rộng và phải phán đáng được ý đồ của đối phương.

Tiếp xúc bóng trong khi chạy: Tùy vào tình hình cụ thể trong sân trong từng trận đấu đòi hỏi vận dụng vị trí thích hợp nhất để tiếp xúc bóng và quan trọng nhất là phải làm sao giữ bóng trong quyền khống chế của vận động viên.
Chuẩn bị cho động tác kế tiếp: Khi nhiệm vụ dẫn bóng kết thúc thì cầu thủ có thể chuyền, pha bóng…để thực hiện được các động tác này thì cơ thể và vị trí bóng phải ở một tư thế có lợi cho động tác kế tiếp đó.

Yếu lĩnh của kỹ thuật dẫn bóng:
Dẫn bóng bằng lòng bàn chân: Mục đích dẫn bóng bằng lòng bàn chân để dễ quan sát đối phương, dễ dàng che bóng khi đối phương tranh cướp thường được sử dùng trong tình huấn đối phương vây quanh và không có khoảng trống rộng.

Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân: Tư thế dẫn bóng thì như chạy bình thường than trên hơi đổ về trước bước chân vừa phải không nên quá rộng, chân dẫn bóng nhấc lên, khớp gối hơi rộng, khớp hông đưa về trước,mũi bàn chân tiếp xúc vào phần giữa phía sau quả bóng đẩy bóng về trước, dùng lực tiếp sức vào bóng tùy thuộc vào mục đích dẫn bóng.

Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân: Tư thế dẫn bóng như chạy bình thường người hơi đổ về trước, dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc vào giữa và phía sau quả bóng.
Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân: Tư thế dẫn bóng than trên hơi nghiên sang một bên, thả lỏng tự nhiên than nghiên về một phía chân dẫn bóng hơi gập gối và bẻ ra ngoài mũi bàn chân bẻ ra ngoài và mu trong bàn chân trực diện với hướng bóng đi trước khi chân dẫn bóng chạm đất dùng mu trong bàn chân dẫn bóng.
Việc sử dụng mu trong để chắn bóng và còn để thực hiện một số động tác khác.
Hất bóng: lợi dụng sự chuyển động của cổ bàn chân bẻ qua một bên để mu trong hoặc mu ngoài tiếp xúc với bóng, sẽ hất bóng sang một bên phía trước mặt phía bên hoặc một bên về phía sau.
Kéo bóng: dùng phần dưới phía trước bàn chân đặt trên bóng hoặc phần trên lệch qua một bên cũng được, còn chân kia đặc phía sau cạnh bên quả bóng, sau đó chân tiếp xúc dùng lực kéo bóng ra phía sau về vị trí của mình.
Chặt bóng: dùng lực đột xuất, bất ngờ chuyển thân và dừng đột ngọt khiến cho đối phương trong tích tắc không thể điều khiển được trọng tâm của cơ thể, để dẫn bóng qua phía ngược lại của đối phương.
Dích bóng lên: dùng xương các ngón chân tiếp xúc bóng, đầu tiên tiếp xúc phần dưới của bóng, sau đó đột nhiên dích bóng lên cao.
Gạt bóng: trong quá trình dẫn bóng, có lúc bóng ở trên không hoặc ở dưới nảy lên, căn cứ vào từng người chạy lên tranh cướp bóng mà gạt bóng nhằm mục đích qua đối phương.
Vận dụng kỹ thuật dẫn bóng vượt qua sự phòng thủ của đối phương:
Dùng tốc độ cao nhanh vựợt qua đối phương: Người có bóng dùng tốc độ đột biến đẩy mạnh kết hợp với việc chạy nhanh để vượt qua sự cản phá của đối phương. Chú ý:
- Phía sau anh ta là khoảng trống không có người hỗ trợ
- Anh ta đơn độc, đồng đội rất khó yểm trợ, nhất là khi người dẫn bóng với tốc độ nhanh, người phòng thủ chuẫn bị xông lên cướp bóng.
Người dẫn bóng và người phòng thủ đứng gần nhau, người có bóng đột nhiên đẩy bóng vượt qua.

Dùng cơ thể để yểm trợ bóng khi qua người: Phương pháp này đòi hỏi: Người dẫn bóng phải có khả năng dựa sát vào đối phương, không để đối phương tách khỏi mình. Đòi hỏi giữ bóng cách xa đối phương về một phía, tức là làm sao cho đối phương với chân ra không tới bóng. Khi chân đã kìm chặc đối phương thì không nên để một chân nghiên về phía bên chân trụ được, bởi vì nếu đối phương duy chuyển thì bản thân mình cũng không giữ được thăng bằng.

Dùng tốc độ qua người: Đối phương đứng một bên với người dẫn bóng và người dẫn bóng dùng chân xa đối phương để dẫn bóng và dùng sự thay đổi tốc độ để dẫn bóng nhằm mục đích vượt qua đối phương.

Kết hợp động tác đẩy, kéo, hất dính… để vượt qua đối phương: Dùng một chân hoặc hai chân luân lưu làm động tác trên, kết hợp với việc dẫn bóng hợp lý, cùng với việc thay đổi hướng đi và tốc độ.

Dẫn bóng luồn qua giữa hai chân đối phương: Người dẫn bóng bị đối phương ngăn cảng trước mặt, phát hiện hai chân danh ra rất rộng, và trọng tâm cơ thể nằm trên hai chân thì đẩy bóng qua giữa hai chân đối phương. Thân người cũng nghiên về một bên đối phương và qua người khống chế bóng.

Dẫn bóng vượt qua bên này người vượt qua bên kia: Phương pháp này sử dụng khi người phòng thủ chỉ tập trung nhìn vào bóng chứ không nhìn người, và anh ta tự cho là có thể với tới bóng. Do đó, khi người phòng thủ đưa chân ra cướp lấy bóng, người dẫn bóng lập tức đưa bóng lên phía trước, chân của người phòng thủ không với tới bóng khi nó rơi xuống đất, trọng tâm cơ thể lại xoay mất rồi, trong lúc này người dẫn bóng phải vượt qua người phòng thủ thật nhanh, tiến lên khống chế bóng.

Dẫn bóng qua người bằng động tác giả: Phương pháp này là những hành động bằng chân, bằng thân và bằng đầu, được vận động viên sử dụng khi dẫn bóng nhằm làm cho đối thủ mắt lừa để xảy ra sai lầm.
Thời cơ qua người tốt nhất: Thời cơ qua người nên quán triệt ngưyên tắc sau đây, là khi đối phương không còn cách thực hiện động tác tranh cướp, hoặc tuy thực hiện động tác tranh cướp nhưng không hiệu quả.
Nắm vững cự ly qua người Ngoài cách dùng tốc độ nhanh qua người, những cách khác đều cần cách đối phương một bước chân, cự ly này lớn hơn cự ly giữa người dẫn bóng với trái bong đối thủ cao chân dài có thể chạm dược bóng, nhưng không thể chạm bóng trước người dẫn bóng trước được.

Bài tập:
1. Bài tập dẫn bóng chậm theo đường thẳng
2. Bài tập dẫn bóng theo hình vòng cung
3. Dẫn bóng theo đường gấp khúc
4. Bài tập dẫn bóng tự do trong khu vực nhất định
5. Bài tập dẫn bóng tốc độ 30m luồn qua một cọc Yêu cầu dẫn bóng ít nhất 3 chạm khi tới cọc và bóng phải trở về đích trước người
6. Bài tập dẫn bóng luồn cọc Người tập xếp thành một hàng dọc, vận động viên thứ nhất sau khi thực hiện kỹ thuật dẫn bóng qua hàng cọc thì chuyền bóng cho người sau, người sau làm động tác giả cá nhân cũng như vậy dẫn bóng qua hết hàng cọc rồi về đúng ở cúi hàng.
7. Bài tập kéo bóng Ở trong một phạm vi nhất định, dẫn bóng tự do, khi tiếng còi nhất một chân lên, còn chân kia làm trụ, chân giơ lên, dùng mũi chân tiếp xúc phần trên bóng, kéo bóng xoay quanh chân trụ, kéo bóng từng bước từng bước một.
8. Bài tập thay đổi chân kéo bóng Nếu chân trái làm trụ thì chân phải kéo bóng ra sau khoảng 180 độ, và chân phải nhanh chóng chạm đất làm chân trụ, chân trái đặt lên phần trên quả bóng.
9. Dẫn bóng vòng qua chướng ngại vật hoặc qua cọc Người tập luyện xếp thành một hàng dọc, người đầu tiên dẫn bóng qua chướng ngại vật hoặc cọc cuối cùng thì người thứ hai bắt đầu dẫn.
10. Tập luyện kết hợp chặt đẩy Trong quá trình dẫn bóng, dùng mu trong bàn chân phải (hoặc cạnh sau chân) chặt bóng, dùng lòng bàn chân trái đẩy bóng tới trước theo đường thẳng, cứ như vậy luôn phiên làm liên tục.
11. Tập kết hợp kéo đẩy Dùng chân phải kéo bóng ra sau thân mình kế đó dùng bàn chân hoặc mu ngoài bàn chân đẩy bóng theo hướng kéo bóng, tiếp tục làm động tác như trên, hai tay thay nhau thực hiện.
12. Tập đẩy bóng Lòng bàn chân từ chỗ làm trụ chuyển sang đẩy bóng đi, thân người rướn lên tiếp tục dẫn bóng, và dùng biện pháp tương tự, chân còn lại tập như biện pháp đã tập.


TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
          
dao tao bong da
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Email: bongdahoanggia.rfc@gmail.com
Hotline: 090.264.1618 


Sân Huấn Luyện:

*** THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***
- Quận Bình Thạnh: Sân Bóng Thành Phát - Số 1017 Đường Bình Quới, P.28, Quận Bình Thạnh, TPHCM 

- Quận Gò Vấp: Sân Bóng 152 - Số 152 Đường Nguyễn Oanh, P17, Q. Gò Vấp, TPHCM

- Quận Tân Bình: Sân Bóng K34 - A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  

- Quận Tân Bình: Sân Bóng 230 - Số 3 Đường Tân Sơn, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM  

- Quận Tân Phú: Sân Bóng Thanh Thiện - Đường D13, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM  

- Quận 9: Sân Bóng KaLy - Số 179 Đường Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TPHCM  

*** BÌNH DƯƠNG ***
- Bình Dương: Sân Bóng Trâm Anh -  Đường DX037, Khu Phố 1, Phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618